Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

BẠN ĐỌC VIẾT


Huỳnh Xuân Sơn: Mỗi ngày đọc một tứ thơ hay- 5

NGHIÊNG

Chiều nghiêng...
gió nhẹ nghiêng theo
Trời nghiêng...
một mảnh trăng treo cuối đồi
Thu nghiêng...
gom dải nắng cười
Ta cùng nhau ngắm cảnh trời- đất nghiêng...

(Lê Thanh Bình)





Bốn câu thơ với bốn từ nghiêng lặp lại. Mỗi chiều nghiêng lại mang một ý nghĩa khác nhau. Mở đầu “Chiều nghiêng” mới chỉ là cảm nhận chút “gió nhẹ nghiêng theo”, gợi một chút buồn man mác cho tuổi heo may cuối chiều. Ở tuổi này nếu có chênh chao một chút. Lệch nghiêng một chút, xôn xao một chút về mọi mặt trong cuộc sống. Thì cũng rất dễ lấy lại thăng bằng, khi tuổi đời, tuổi tình, cùng kinh nghiệm sống đã chiêm nghiệm và tích lũy đủ bề dày, độ chín trong cuộc đời. Vậy nên chiều nghiêng dẫu không bao giờ trở lại cột mốc thăng bằng đi nữa thì gió nhẹ sẽ nghiêng theo nhẹ nhàng, bởi vốn dĩ sự nghiêng của chiều là tất yếu.
Trời nghiêng…
Một mảnh trăng treo cuối đồi
Vòng quay của trái đất, sự biến thiên của ngũ hành luôn luôn biến thiên không ngừng nghỉ. Bầu trời hết đêm lại sang ngày, sau thời khắc giao thoa là hừng đông rồi bình minh. Hết ngày lại tới đêm và cũng có một khoảng đệm hoàng hôn. Ánh dương chưa hẳn đã tắt, màn đêm chưa bao phủ khắp lập tức mặt trăng xuất hiện. Có thể trăng tròn, hay khi trăng khuyết nhưng đều đem lại nguồn sáng cho vạn vật. Câu thơ cho người đọc cảm nhận quy luật biến thiên của trời đất. Hiểu để chấp nhận và thích ứng…
Thu nghiêng…
Gom dải nắng cười
Vâng tôi rất đồng ý với chị rằng thu sang mùa của hoa thơm,trái chín. Mùa của nắng vàng gió vàng, mùa của trời xanh. mây trắng, trăng thanh yên bình …Với mỗi chúng ta nhất là phụ nữ khi bước vào tuổi “heo may” của đời người,là lúc cảm nhận về cuộc đời, sự việc và định lượng tình cảm cũng chín nhất.. “Thu nghiêng” nhẹ như “chiều nghiêng” ta đón nhận,như “gió nhẹ nghiêng theo” nó. Một mai thu nghiêng hẳn ta bình thản “Gom dải nắng cười”, để khi bước sang đông có nó sưởi ấm tâm hồn…
Với câu kết “Ta cùng nhau ngắm cảnh trời- đất nghiêng”. Tác giả đã cho ta thấy một kết thúc có hậu, cho một người biết, hiểu, chấp nhận và thích nghi với quy luật của tạo hóa, cũng như sự biến chuyển của trời đất.
Bức tranh Nghiêng nhiều mảng màu tối sáng, nhiều tầng lớp, trong không gian nhiều chiều. Nhưng không gì là khó bởi Ta vẫn đang cùng nhau “Ngắm cảnh trời đất nghiêng”.

Bức tranh trời chiều viên mãn với người vẽ cũng như người chiêm ngưỡng.
Sài Gòn 2/10/2014
Huỳnh Xuân Sơn
Nguồn: http://chieulang.com.vn/chieu-lang/tho/chi-tiet/nghieng-tho-le-thanh-binh-2687.html

Ngựa MCR sang Thi đàn Việt Nam đọc và cóp về để mọi người cùng thưởng thức lời bình ngắn, nhẹ nhàng, súc tích, man mác... như trời cuối Thu!
Thanh Bình rất cám ơn bài cảm nhận của Huỳnh Xuân Sơn về tứ thơ của mình.
Nguồn: http://tho.com.vn/bai-viet/huynh-xuan-son-moi-ngay-doc-mot-tu-tho-hay-5/54852

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Câu chuyện nhỏ về Lão Tử


Có một câu chuyện nhỏ về Lão Tử. Ông ấy thường hay đi dạo buổi sáng. Một người hàng xóm hay đi theo ông ấy, biết rõ rằng Lão Tử không muốn nói nhiều, ông ấy bao giờ cũng giữ bản thân mình im lặng. Nhưng có lần một người bạn tới ở cùng người hàng xóm này và anh ta cũng muốn đi, và anh ta đi cùng. Lão Tử và người hàng xóm của Lão Tử vẫn còn hoàn toàn im lặng. Người bạn có chút ít bối rối, nhưng người đó cũng giữ mình im lặng vì người hàng xóm đã bảo anh ta đừng nói gì. Thế rồi mặt trời mọc, và nó đẹp thế. Anh ta quên mất và anh ta nói, "Sáng đẹp thế." Chỉ ngần ấy thôi. Không ai bình luận gì về nó - cả người bạn lẫn Lão Tử.
Trở về nhà Lão Tử bảo người hàng xóm, "Thôi đừng đưa anh chàng này đi nữa nhé. Anh ta nói nhiều quá." Nói nhiều quá sao?
Ngay cả người hàng xóm cũng nói, "Anh ấy có nó gì đâu; anh ấy đơn giản nói, 'Sáng đẹp thế.' "
Lão Tử nói, "Tôi cũng có đó, cho nên phỏng có ích gì mà nói điều đó? Và nó là đẹp mà chẳng cần nói điều đó. Sao đem tâm trí vào? Không, người này nói quá nhiều; đừng mang anh ta đi nữa."
Anh ta đã phá huỷ toàn thể buổi sáng sao? Anh ta đã phân chia thế giới. Anh ta nói mặt trời mọc là đẹp. Bất kì khi nào bạn nói cái gì đó là đẹp, cái gì đó khác đã bị kết án, bởi vì đẹp không thể tồn tại được mà không có xấu. Khoảnh khắc bạn nói cái gì đó đẹp, bạn đã nói rằng cái gì đó khác là xấu. Khoảnh khắc bạn nói, "Anh yêu em," hay "Em yêu anh," bạn đã ngụ ý rằng bạn không yêu ai đó khác.
Nếu bạn sống mà không có phân chia.... Chỉ quan sát đoá hoa. Để nó đó, dù nó là bất kì cái gì, bất kì cái gì. Để nó ở trong thực tại của nó, đừng thốt ra cái gì. Chỉ nhìn nó. Không chỉ có việc bạn không thốt ra, đừng nói bên trong nữa. Đừng hình thành bất kì ý tưởng nào về nó. Để nó ở đó, và bạn sẽ đi tới có việc nhận ra lớn lao.

Khi buồn đến với bạn, đừng gọi nó là nỗi buồn. Tôi đã trao việc thiền này cho nhiều người, và họ trở nên ngạc nhiên. Tôi bảo họ, "Lần sau khi bạn cảm thấy buồn, đừng gọi nó là 'buồn.' Chỉ quan sát nó." Việc bạn gọi nó là nỗi buồn làm cho nó thành buồn. Chỉ quan sát nó thôi, dù nó là bất kì cái gì. Đừng đem tâm trí vào, đừng phân tích, đừng dán nhãn nó. Tâm trí là kẻ phân chia lớn thế, và liên tục dán nhãn lên mọi thứ, phân loại ra. Đừng phân loại. Để cho sự kiện tự khẳng định bản thân nó, để sự kiện ở đó, và bạn đơn giản là nhân chứng. Thế thì dần dần bạn sẽ nói, "Nhìn đấy, nỗi buồn không phải là nỗi buồn," và hạnh phúc không phải là hạnh phúc nhiều như bạn vẫn nghĩ.
Dần dần các biên giới hội nhập, gặp gỡ, và biến mất. Và thế thì bạn sẽ nói nó là một năng lượng - hạnh phúc, bất hạnh: cả hai là một. Diễn giải của bạn làm ra khác biệt; năng lượng là một. Cực lạc và đau khổ là một. Diễn giải của bạn làm cho chúng thành hai. Thế giới và Thượng đế là một. Diễn giải của bạn làm cho chúng thành hai.
Vứt bỏ diễn giải và nhìn vào cái thực. Cái không được diễn giải là cái thực; cái được diễn giải là ảo tưởng.

Có một câu chuyện nhỏ về Lão Tử. Ông ấy thường hay đi dạo buổi sáng. Một người hàng xóm hay đi theo ông ấy, biết rõ rằng Lão Tử không muốn nói nhiều, ông ấy bao giờ cũng giữ bản thân mình im lặng. Nhưng có lần một người bạn tới ở cùng người hàng xóm này và anh ta cũng muốn đi, và anh ta đi cùng. Lão Tử và người hàng xóm của Lão Tử vẫn còn hoàn toàn im lặng. Người bạn có chút ít bối rối, nhưng người đó cũng giữ mình im lặng vì người hàng xóm đã bảo anh ta đừng nói gì. Thế rồi mặt trời mọc, và nó đẹp thế. Anh ta quên mất và anh ta nói, "Sáng đẹp thế." Chỉ ngần ấy thôi. Không ai bình luận gì về nó - cả người bạn lẫn Lão Tử.

Trở về nhà Lão Tử bảo người hàng xóm, "Thôi đừng đưa anh chàng này đi nữa nhé. Anh ta nói nhiều quá." Nói nhiều quá sao?

Ngay cả người hàng xóm cũng nói, "Anh ấy có nó gì đâu; anh ấy đơn giản nói, 'Sáng đẹp thế.' "

Lão Tử nói, "Tôi cũng có đó, cho nên phỏng có ích gì mà nói điều đó? Và nó là đẹp mà chẳng cần nói điều đó. Sao đem tâm trí vào? Không, người này nói quá nhiều; đừng mang anh ta đi nữa."

Anh ta đã phá huỷ toàn thể buổi sáng sao? Anh ta đã phân chia thế giới. Anh ta nói mặt trời mọc là đẹp. Bất kì khi nào bạn nói cái gì đó là đẹp, cái gì đó khác đã bị kết án, bởi vì đẹp không thể tồn tại được mà không có xấu. Khoảnh khắc bạn nói cái gì đó đẹp, bạn đã nói rằng cái gì đó khác là xấu. Khoảnh khắc bạn nói, "Anh yêu em," hay "Em yêu anh," bạn đã ngụ ý rằng bạn không yêu ai đó khác.

Nếu bạn sống mà không có phân chia.... Chỉ quan sát đoá hoa. Để nó đó, dù nó là bất kì cái gì, bất kì cái gì nó là. Để nó ở trong thực tại của nó, đừng thốt ra cái gì. Chỉ nhìn nó. Không chỉ có việc bạn không thốt ra, đừng nói bên trong nữa. Đừng hình thành bất kì ý tưởng nào về nó. Để nó ở đó, và bạn sẽ đi tới có việc nhận ra lớn lao.

Khi buồn tới với bạn, đừng gọi nó là nỗi buồn. Tôi đã trao việc thiền này cho nhiều người, và họ trở nên ngạc nhiên. Tôi bảo họ, "Lần sau khi bạn cảm thấy buồn, đừng gọi nó là 'buồn.' Chỉ quan sát nó." Việc bạn gọi nó là nỗi buồn làm cho nó thành buồn. Chỉ quan sát nó thôi, dù nó là bất kì cái gì. Đừng đem tâm trí vào, đừng phân tích, đừng dán nhãn nó. Tâm trí là kẻ phân chia lớn thế, và liên tục dán nhãn lên mọi thứ, phân loại ra. Đừng phân loại. Để cho sự kiện tự khẳng định bản thân nó, để sự kiện ở đó, và bạn đơn giản là nhân chứng. Thế thì dần dần bạn sẽ nói, "Nhìn đấy, nỗi buồn không phải là nỗi buồn," và hạnh phúc không phải là hạnh phúc nhiều như bạn vẫn nghĩ.

Dần dần các biên giới hội nhập, gặp gỡ, và biến mất. Và thế thì bạn sẽ nói nó là một năng lượng - hạnh phúc, bất hạnh: cả hai là một. Diễn giải của bạn làm ra khác biệt; năng lượng là một. Cực lạc và đau khổ là một. Diễn giải của bạn làm cho chúng thành hai. Thế giới và Thượng đế là một. Diễn giải của bạn làm cho chúng thành hai.

Vứt bỏ diễn giải và nhìn vào cái thực. Cái không được diễn giải là cái thực; cái được diễn giải là ảo tưởng.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

SINH NHẬT CON GÁI ĐÔNG HÀ (12/9)

Nhân sinh nhật con gái - Nhà thơ Đông Hà - Giáo viên trường Quốc học Huế (12/9/1976).
Xin giới thiệu một số bài thơ (mẹ thích) đăng trong tập thơ thứ 4 "Đi ngược đám đông"của Đông Hà do nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế, XB năm 2014.

HÁI THUỐC CHO MÌNH 


Khi không làm một cơn đau
Khi không làm một nát nhàu cả lên
Chung tay xây một ngôi đền
Chữa dăm ba bệnh tự nhiên như là…

Là hoa thì nở thành hoa
Vô duyên lại nở la đà thành yêu
Đi ngang gặp buổi chợ chiều
Trong cơn đau cũ dám liều một phen

Vậy mà cũng gọi thành tên
Thuyền quyên ứ hự…thả trên tay người
Anh đau một chuyến nghi ngờ
T về hái thuốc ngồi chờ kiếp sau…


Tím cùng Thu sang...

ĐI NGƯỢC ĐÁM ĐÔNG

Khi anh ngoảnh mặt bỏ đi
Là em biết mình sẽ không còn ngồi giữa đám đông nữa
Những ồn ào chúc tụng thực ra với em đều vô nghĩa

Em đã đi ngược đám đông thật lâu
Và ngồi một mình trong cũ kỹ
Rồi một hôm bước ra
Bằng cái cầu thang treo lơ lững
Kèm một nụ hôn

Từ ấy có nhiều ngày vui
Để rồi khi anh bỏ đi
Em biết
Mình sẽ lại một mình đi ngược đám đông…


Giờ giải lao ở trường Quốc học

MUA NÚI CHỞ VỀ

Không lẽ im mãi rứa a???

Anh không sợ em ngó hết mây
ngó hết mưa
ngó hết những vàng trưa
ngó qua ngày đứng ngọ
ngó ngõ xa ngõ gần
như nỗi đành hanh

Không lẽ im mãi rứa a?

Anh không sợ bóng mình mất hút
sợ mắt em chảy dài
sợ quên ngày quên tháng
sợ quên mình là ai

Như bữa nay em lên chùa thỉnh kinh
Hồi chuông nói rằng mây đang xuống núi
Em mở hầu bao mua núi chở về...


Email  

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Phượng cuối mùa...

Ngạc nhiên chưa! Giữa mùa thu
Mà trên hè phố phượng già đơm hoa
Không rực rỡ, chẳng chói lòa
Thân thương dịu ngọt như là tình yêu...

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

QUÊ HƯƠNG

Hướng về kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống huyện Vĩnh Linh -Quảng Trị(25/8/1954 - 25/8/2014).
Tôi đăng lại bài "Quê hương" trong tập văn thơ "Vĩnh Linh-Tình đất tình người" nhân "60 năm lũy thép lũy hoa" của quê nhà.

QUÊ HƯƠNG

"Quê hương mình nơi con sinh ra
Dải đất hẹp bốn mùa nắng gió
Hương bưởi mùa thu hương sen mùa hạ
Vẫn ngọt ngào trong mỗi điệu dân ca..."

Quê hương mình khói lửa đã đi qua
Mảnh đất bao năm bom cày đạn xới
Chiến tranh qua thì thiên tai ập tới
Cơ cực hoài thương lắm! Vĩnh Linh ơi!

Đã qua rồi, đói khổ cảnh quê tôi
Cha nằm xuống móng tay còn đọng đất
Mẹ thầm ước bữa cơm no trước ngày mất
Em gái mồ côi manh áo rách đến trường...

Mẹ bảo mình nghèo đừng mơ ước viễn vông
Trăng trên cao mần răng mà hái được
Nay quê tôi làm nên điều mơ ước
Đang từng ngày cùng đất nước đi lên.

Mái ngói đỏ tươi thay tranh rạ quê nghèo
Bạt ngàn cao su đang mùa cho nhựa sống
Tiếng máy reo vui trên đồi gió lộng
Nắng tươi hồng giữa đất mẹ sinh sôi...

Về thăm quê trong dạ cứ bồi hồi
Vần thơ vụng thay bao lời muốn nói
Muốn ôm hôn những bàn tay vun xới
Chan chứa trong lòng hai tiếng Vĩnh Linh.

Bài thơ được bạn đọc đón nhận và có bài bình ở Thi đàn VN:
Huỳnh Xuân Sơn Với Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Tác giả Lê Thanh Bình
http://tho.com.vn/bai-viet/huynh-xuan-son-voi-cam-nhan-bai-tho-que-huong-cua-tac-gia-le-thanh-binh/47486

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Buồn vui...

Tay không còn mạnh như xưa
Vén mây, quơ gió, bụm mưa trả trời
Bây giờ tóc bạc da mồi
Ngắm vầng trăng khuyết, thương trời mùa ngâu...

Vui thì cạn, buồn thì sâu
Thơ cùng ta bắc nhịp cầu ngày xanh…


Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

... CÙNG NẮNG THU

Tóc xanh giờ đã phai màu
Thẩn thơ em đứng trên cầu ngóng ai

Trời xanh trong, nắng miệt mài
Mây gom về núi hình hài nguyên sơ

Ngỡ rằng Thu thật mộng mơ
Nào hay... Thu cũng ngu ngơ giống mình...


                         Photo by: Như Mai


Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Ớt miền Trung

Ai một lần được nếm ớt miền Trung
Sẽ thưởng thức vị cay nồng xé ruột
Lỡ ăn rồi! Nhè. Hay nhâm nhi... nuốt?
Cảm nhận cuối tuần... hình như ớt cay hơn!

   Ớt trong vườn nhà Ngựa đó! Ai về Đà Nẵng sẽ được mời thưởng thức miễn phí!
     He he...

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Mừng sinh nhật con gái Mino (05/8)

Năm xưa cũng ngày này
Mẹ sinh con gái út
Nhà nghèo, nên sữa ít
Đêm con cứ khóc hoài

Vượt qua những tháng ngày
Niềm vui con khôn lớn
Lung linh tuổi thần tiên
Thông minh và nhanh nhẹn

Tương lai nhiều hứa hẹn
Hạnh phúc bên chồng con
Nay ba mươi tuổi tròn
Mẹ mừng con trọn vẹn...
                           
Ngày con lên xe hoa
Chọn nhà hàng đẹp nhất
Tạo dáng trước ống kính
Hay ăn vặt,  shoping
Trêu con trai chụp hình
Bên chồng con, xí xọn...

    Thích lướt web mọi nơi
Cả trên cáp ... Bà Nà
Nói đến, lại cười xòa:
Phấn đấu cho bằng...Mẹ!

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

HÀN GIANG ĐÓN LÃO BÀ BÀ...


 

   Gặp nhau...                              Như Mai tác nghiệp

..
Tại phòng đón tiếp nơi nhà chị nghỉ lại
Trong phòng chị ở
Lão bà bà chọn món để mời 2 em gái
Ăn ngon xong, cười hết cỡ...
Lão bà bà ngủ dậy, đang làm nũng em gái. Hi hi..

Tạo dáng trên ban công phòng chị ở 
 Ngất ngây với nhà đẹp vinpearn
Cảm động khi được đón Lão bà bà ghé thăm tàu Ngựa

Hàn Giang đón Lão Bà Bà
Mấy ngày có chị, ngày đà ngắn thay
Thoắt đến, rồi  thoắt về ngay
Trong em hơi ấm bàn tay mãi còn...
                                          *********
(P/S: Như Mai làm phó nháy nên... thiên nga Đà Nẵng chẳng được lên hình.Tiếc chưa!) 

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

BẠN ĐỌC VỚI: THÁNG 7 QUÊ MÌNH

Huỳnh Xuân Sơn Cảm Nhận Bài Thơ "Tháng Bảy Quê Mình" Của Tác giả Lê Thanh Bình
Tháng Bảy về khắp các trang thơ ăm ắp những vần thơ viết về Quảng Trị nói riêng và chiến trường trên khắp cả nước nói chung. Không chỉ những chứng nhân của cuộc chiến, những nạn nhân của cuộc chiến, mà ngay cả những thế hệ sinh ra trong lửa đạn lớn lên trong thời bình cũng dâng trào cảm xúc gửi vào thơ.
Lê Thanh Bình là một trong những tác giả như thế. Chị sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Linh Quảng Trị. Nơi có dòng sông Bến Hải có cầu Hiền Lương, có kỷ lục lớn nhất nước và có lẽ cũng xót xa nhất nước, tính trung bình mỗi người dân gánh trên vai 7 tấn bom đạn…
Nhưng trong tâm khảm người con đất Quảng Trị nay xa xứ, thì tình người, tình đất và tình quê hun đúc và lưu dấu trong tâm hồn chị bật lên thành những câu thơ chất chứa tình thơ sâu nặng. Chị đã có Một Quê Hương nức lòng bạn đọc về một Quảng trị anh hùng xác xơ trong bom đạn đã thay da đổi thịt.
Tháng Bảy này chị có một khúc tráng ca về Quảng Trị có lẽ đã làm nao nao rất nhiều bạn đọc của nhiều thế hệ trong đó có tôi.Khúc tráng ca ấy mang tên:
Tháng Bảy Quê Mình.
Mới mấy năm
Xa quê mình Quảng Trị
Mà triền miên
Thao thức nỗi nhớ quê…
Mảnh đất nghèo bên nớ bên ni
Ru các anh vỗ về… yên giấc ngủ
Thạch Hãn, Cổ Thành 81 ngày đêm lửa đỏ
Ai ngang qua không nghiêng mũ cúi đầu…
Đã qua rồi…
Anh ở bên ni Hiền Lương đêm mong ngày đợi
Em ở bên tê Bến Hải ngày đợi đêm trông
Hai ta chung tắm một dòng
Nước sông kia mát rượi … đôi lòng nóng ran…
Tháng 7 sẽ nhiều hơn các đoàn đến thăm
Về nghĩa trang Trường Sơn, Cổ thành Quảng Trị
Thắp nén hương thơm viếng các anh hùng, liệt sĩ
Gạt nước mắt vào trong để nhìn kỹ những dòng tên…
Ơi quê mình chẳng thể nào quên
Đất thép Vĩnh Linh … mẹ nuôi con trong lòng đất
Bát nước chè xanh nặng tình người chân chất
Quảng Trị mình giàu nhất những nghĩa trang…
“Có nơi mô như ở quê mình
Nên ai đi xa cũng hoài nỗi nhớ”
Tên núi tên sông , đồi cây, ngọn cỏ
Máu các chị các anh nhuộm đỏ đất này…
Trời vẫn xanh cao, đất vẫn dày
Sống mặt tiền, chết cũng mặt tiền đấy
Hãy dâng lên... những bông hoa vừa hái
Rồi hướng về những nấm mộ vô danh...(Lê Thanh Bình -Tháng 7/ 2014)

Vẫn là những vần thơ mượt mà trau chuốt của dòng thơ Lê Thanh Bình như ta vẫn thấy. Nhưng nay không phải những câu lục bát mượt mà, mà là một bài thơ theo thể Tự do khoáng đạt, không theo luật vần, với một nhịp điệu không êm ả, đôi khi như khúc ngoặt, lối rẽ … Chuyên chở những tứ thơ chất chứa bao trở trăn, nặng lòng của người thiếu phụ, với mảnh đất kiên cường trong chiến tranh năm xưa nay đã hồi sinh.
Nhưng, lại vẫn là chữ Nhưng làm nghẹn lòng người đọc khi biết “Quảng Trị quê mình giàu nhất Nghĩa trang”.
Là người Việt Nam có lẽ ai cũng biết cả nước chỉ có 4 nghĩa trang quốc gia, Nghĩa trang Điện Biên thuộc tỉnh Điện Biên, Nghĩa trang Hàng Dương thuộc Côn Đảo. Hai nghĩa trang quốc gia còn lại thuộc tỉnh Quảng Trị : Nghĩa Trang Trường Sơn, Nghĩa Trang Đường 9. Hơn hai vạn ngôi mộ đã được quy tập về hai nghĩa trang này.
Nhưng câu thơ này tác giả có lẽ muốn nói nhiều hơn thế…Tôi bấm “nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Trị”. Kết quả có lẽ khiến cho nhiều người phải giật mình ngỡ ngàng khi nhìn Danh sách 72 nghĩa trang liệt sĩ…Trong khi chỉ có 1 thành phố,1 thị xã, 8 huyện. Một tỉnh với 10 đơn vị hành chính cấp huyện mà có tới 72 nghĩa trang liệt sĩ. Thử hỏi không giàu nhất nước sao được.
Hai nghĩa trang quốc gia hơn hai vạn ngôi mộ ,cả có danh và vô danh, 70 nghĩa trang còn lại nhỏ hơn…Tôi đã đọc được ở đâu đó người ta viết thế này : “Những ngôi mộ kề nhau, im lặng, Trắng đến lạnh người. Như mặt biển và hàng ngàn ngôi mộ chỉ như lớp sóng dồn nối đuổi nhau vỗ vào thời gian.”… nhưng thôi hãy để mỗi người tự nhẩm tính về sự “giàu nghĩa trang” của quê hương Quảng Trị.
Dòng sông Bến Hải chính là đôi bờ chia cắt dải đất mẹ thân thương. Thời chia cắt ấy hai bên tính từ bờ sông sâu vào 5km… được quy định là khu vực phi quân sự..vậy mà. Quảng Trị vẫn có một địa danh Khe Sanh nổi tiếng thế giới. Nơi ấy được coi như “địa ngục trần gian” hay là Điện Biên Phủ” thứ hai. Quảng Trị vẫn có Một sông Bến Hải, một cầu Ái Tử, một Cam Lộ,một Hướng Hóa,một Đông Hà, một Tà Cơn, một biển Cửa Tùng, Một Vĩnh Linh Thành đồng luỹ Thép, một Đường Chín Nam Lào, Một Thành Cổ, một Đại Lộ Kinh Hoàng…Chỉ cần nhắc tên những địa danh ấy là người nghe đã biết nó là chiến trường khốc liệt năm xưa…
Nhắc đến những địa danh ấy để thấu hiểu lòng người Quảng Trị xa quê với câu hỏi:
"Có nơi mô như ở quê mình
Nên ai đi xa cũng hoài nỗi nhớ"
Những tên núi tên sông đồi cây ngọn cỏ
Máu các chị các anh nhuộm đỏ đất này.
Nếu chỉ tính máu của các anh hùng liệt sĩ được quy tập vào hai nghĩa trang quốc gia mà đã thấy như “ lớp lớp sóng dồn đuổi vỗ vào thời gian”rồi. Hãy Tính thêm máu xương của những người còn nằm lại đâu đó giữa đại ngàn xanh, trong vườn tược ruộng nương nhà ai đó, trong lòng những con sông, con suối mà chưa tìm thấy được..Thêm một lượng máu xương không nhỏ của những người thương binh đã gửi lại một phần thân thể…Thêm máu xương của những người dân vô tội là nạn nhân của bom đạn không có mắt..
Sẽ là chưa đủ nếu không tính đến máu xương của những người lính bên kia chiến tuyến…Chiến tranh vốn là mất mát, vì quê hương, vì thời cuộc con người bắt buộc phải cầm súng hướng vào nhau, trên những mặt trận giao tranh ác liệt như Khe Sanh Như Cổ Thành như Đường 9 Nam Lào biết bao nhiêu xương máu đổ xuống. Để bây giờ bốn mươi năm sau khi tiếng súng đã im trên mảnh đất này. Người dân Quảng Trị nói riêng và người dân cả nước nói chung vẫn còn thấy “máu …nhuộm đỏ đất này.”
Nỗi niềm của tác giả, một người thiếu phụ sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất ác liệt nhất của Quảng Trị..Huyện Vĩnh Linh nơi có con sông Bến Hải đôi bờ chia cắt…Chị “ Mới mấy năm./Xa quê mình Quảng Trị ./Mà triền miên./Thao thức nỗi nhớ quê…
Nỗi nhớ quê hương nào chỉ có tên đất tên sông, hay làng quê yêu dấu…mà tự đáy lòng người con “đất thép” còn trở trăn: “Mảnh đất nghèo bên nớ bên ni./ Ru các anh đêm ngày yên giấc ngủ”. Với những địa danh xưa nay khắc dấu trong tâm khảm người lính và người dân nơi đây có lẽ dù xa hay gần trong trái tim họ chưa một phút nào nguôi quên. Hình ảnh dòng nước Bến Hải, Thạch Hãn hôm nay êm đềm lặng lẽ trôi về biển hiền hoà mùa tháng 7 là thế. Mấy ai ngang qua còn nhớ “mùa hè đỏ lửa’ năm xưa “cả dòng sông là một nghĩa trang trôi” ( Thơ Hải Minh).
“Thạch Hãn, Cổ Thành 81 ngày đêm lửa đỏ”. Hôm nay nhất là tháng tri ân “Ai ngang qua không ngả mũ cúi đầu…” Đâu chỉ riêng những người dân Quảng Trị, Người hành hương trong cả nước, các cựu chiến binh về lại chiến trường xưa…Mà còn có nhiều rất nhiều du khách nước bạn đến đây, “ngả nón” nghiêng mình cúi đầu trước anh linh những người lính trẻ”. Sự tri ân nhắc nhớ như tác giả có lẽ đã chứng kiến rất nhiều nên chị đã chia sẻ với bạn thơ: Bao người ngả nón cúi đầu./ Có người chẳng nói lên câu…nghiêng mình./ Bởi còn nợ nghĩa nợ tình…” với những người đã khuất. Họ có lẽ không cần ai phải ngả nón kính cẩn tri ân…Ai nghiêng mình không nói được lên lời.? hãy để lương tâm đánh thức họ…
Nỗi lòng người thiếu phụ sống bên bờ ngăn cách dải đất mẹ, làm sao quên được những hồi ức dẫu “Đã qua rồi…” và xa rồi :
Anh ở bên ni Hiền Lương đêm mong ngày đợi./Em ở bên tê Bến Hải ngày đợi đêm trông./Hai ta chung tắm một dòng./ Nước sông kia mát rượi … đôi lòng nóng ran…”. Nhạc sĩ Lê Anh đã viết thay cho những chàng trai cô gái sống ở hai bên bờ sông ấy vào thời ngăn cách trong ca khúc Ôi Hiền Lương :
Có dòng sông nào chia cắt lứa đôi
Có dòng sông nào đò ngang cách trở
Dòng sông quê tôi
Dòng sông quê tôi một thời như thế
Ơi Hiền Lương Hiền Lương
Dòng sông hiền hoà
Tình người mặn mà ( Lê Anh Ôi Hiền Lương)
Quê hương Quảng Trị nay đã là nơi đến của rất nhiều hãng Lữ hành, và các đoàn cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa, quanh năm ngay cả mùa bão lũ…. Tháng Tri ân những năm gần đây năm nào cũng thế. Nườm nượp các đoàn đến Quảng Trị …tỉnh Quảng Trị có hẳn một Nhà Đón Tiếp 27/7 tại Bắc cầu Đông Hà để đón hướng dẫn các đoàn thể và cá nhân cũng như thân nhân người đã khuất, đến dâng hương tại các nghĩa trang.
Nhưng với cái nhìn sâu thẳm của người thiếu phụ thì:
Tháng 7 sẽ nhiều hơn các đoàn đến thăm
Về nghĩa trang Trường Sơn, Cổ thành Quảng Trị
Thắp nén hương thơm viếng các anh hùng, liệt sĩ
Gạt nước mắt vào trong để nhìn kỹ những dòng tên…
Ơi quê mình chẳng thể nào quên
Đất thép Vĩnh Linh … mẹ nuôi con trong lòng đất
Bát nước chè xanh nặng tình người chân chất...

Với tâm tư người con đất Quảng hẳn chị đã nghẹn ngào mỗi khi ghé nơi đây. Hoặc giả chỉ cần nhìn những đoàn hành hương nườm nượp vào tháng bảy đã đủ nhói lên trong tim chị. Quê hương Đất Thép kiên cường, Mẹ nuôi con trong địa đạo, Quê hương chị một thời xơ xác vì chiến tranh nghèo của cải vật chất lắm, chỉ có “bát nước chè xanh nặng tình người chân chất.” Như tác giả Ngô Xuân Tiếu đã chia sẻ:
Hoài niệm một miền quê lửa đạn
Hố bom như mặt sàng
Thiếu mọi thứ chỉ thừa bom đạn
Quê hương ơi thương nhớ đất anh hùng
Quảng Bình Quảng trị kiên trung ( Ngô Xuân Tiếu)
Hay như Bloger lenguyenhong chia sẻ: “Quảng Trị mình cái gì cũng hai cả. Một làng chia hai. Một xã chia hai.Một huyện chia hai. Hai cầu Hiền Lương. Hai nghĩa trang Quốc Gia, Nhiều gia đình chia hai…Một mảnh đất đau thương anh dũng cả một thời đất nước chia hai, Mà Vĩnh Linh là hiển hiện rõ nhất. Mảnh đất này đi trước về sau chịu nhiều thua thiệt so với các địa phương khác cũng do chiến tranh tàn phá mà ra.”..Bao nhiêu tâm tư hồi ức nỗi niềm của người thiếu phụ xa quê, gửi gắm vào bài thơ nay cũng vào đoạn kết.
Trời vẫn xanh cao, đất vẫn dày
Sống mặt tiền, chết cũng mặt tiền đấy
Hãy dâng lên... những bông hoa vừa hái
Và nghĩ nhiều đến những nấm mộ vô danh...

Lại vẫn là những Nghĩa Trang điều cảm nhận của chị về quê là “giàu nhất”. Nhưng hiện tại hôm nay lại là điều nhức nhối mà chị muốn gửi gắm. Trời đất xưa nay vốn thế, cứ lẳng lặng. Thân xác mỗi một người thanh niên trai tráng ngã xuống đều đau đớn cho người thân như nhau. Cùng là người may mắn khi kết thúc chiến tranh được tìm thấy nơi yên nghỉ…Được về nằm trong nghĩa trang. Có tên tuổi, đơn vị, quê quán còn may mắn được người thân đồng đội tìm đến. Những ngôi mộ có tên nằm gần lối đi, hay đài tưởng niệm lúc nào cũng có khói hương…Xa xôi vào trong thì chỉ có người quản trang, hoặc người thân, đồng đội tìm đến…Người nằm trong mộ có tên đã vậy. Người vô danh thì sao? Càng xa đài tưởng niệm, càng sâu vào trong lối đi thử hỏi một năm có mấy cây chân nhang cháy trên đó…
Mà đâu có thể trách những người đến dâng hương tưởng niệm. Một nghĩa trang hơn một vạn ngôi mộ. thử hỏi có đoàn hành hương nào đi khắp lượt được. Xa xôi trong góc khuất của nghĩa trang, những ngôi mộ vô danh nếu may mắn nằm cạnh ngôi mộ có danh, có người thân đến nhận hương khói may ra có một đôi lần ấm nén hương thơm…. Bởi vậy mới thấy thấm thía câu “sống mặt tiền, chết cũng mặt tiền đấy”.
Thôi thì như tác giả viết “hãy dâng lên… những bông hoa vừa hái” hoa tươi thể hiện tấm lòng với người đã khuất…Tấm lòng tri ân xin hãy nghĩ tới “những nấm mộ vô danh…” Dấu ba chấm ấy, có lẽ dành riêng cho mỗi bạn đọc chúng ta tự chiêm nghiệm và chia sẻ…Với những anh hùng liệt sĩ chưa biết tên tuổi quê quán, với người dân thường không may bị bom đạn lạc đường cướp đi sinh mạng. Hay với những người lính của phía bên kia, Việt Nam có, các quốc gia khác có….Họ nằm rải rác đó đây trong những nấm mộ vô danh… Nghĩ về ai khi tưởng niệm là phần dành riêng cho mỗi bạn đọc.
Bài thơ Quê Mình Tháng Bảy của tác giả Lê Thanh Bình với cảm nhận của riêng tôi - thế hệ lớn lên trong hoà bình- Là như vậy.
Có thể đó chưa phải là tâm tư, là góc nhìn của tác giả cũng như phần đông bạn đọc. Nhưng xin hãy coi đây là tấm lòng với nén tâm nhang tôi dành cho những anh hùng liệt sĩ, dành cho những người là nạn nhân của chiến tranh, dành cho quê hương Quảng Trị nơi chiến trường ác liệt nhất năm xưa. Nếu có gì thiếu sót rất mong nhận được sự lượng thứ từ tác giả và bạn đọc.

Huỳnh Xuân Sơn-Tuy Hoà Phú Yên 24/7/2014
Nguồn: http://tho.com.vn/bai-viet/huynh-xuan-son-cam-nhan-bai-tho-thang-bay-que-minh-cua-tac-gia-le-thanh-binh/48664
Lê Thanh Bình cám ơn tác giả Huỳnh Xuân Sơn về bài cảm nhận này!Xin được cop về đây để mọi người cùng thưởng thức và chia sẻ.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

SINH NHẬT CON TRAI (25/7)


Hơn 20 năm trước
Con ngơ ngác chào đời
Nhìn con, mẹ mỉm cười
Bởi nguyên lành, trọn vẹn…

Vui, quên cả đau đớn
Say sưa mẹ ngắm con
Sinh khó, đầu chẳng tròn
Trán cao đôi mắt sáng…

Rồi…trải qua năm tháng
Mừng con lớn từng ngày
Nội ngoại cũng vui lây
Con ngoan như các chị…

Hơi… hiền hơn một tý
Đứng bên, mẹ ngước thôi
Còn trêu:Mẹ lùn rồi
Để con làm giúp nhé…

Đã qua thời thơ bé
Mẹ đâu ở bên hoài
Lòng mong mỏi con trai
Tự tin trong cuộc sống !


Nhân sinh nhật con trai (25/7/1993-2014)

                          
                                   Cậu ấm dưới ống kính của Dì Như Mai 25/4
                               

Ba, mẹ, chị Mino và cu Kem cùng vui sinh nhật Ku Khoai  bởi nhiếp ảnh gia NM

 Hai cậu cháu cùng cắt bánh kem nào!

                     Ku Khoai vừa đi học về, bị bắt cóc "Nhìn đây!"

              Khó chịu khi buộc phải đứng trước máy chụp hình...

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

THÁNG 7 QUÊ MÌNH...

Mới mấy năm
Xa quê mình Quảng Trị
Mà triền miên
Thao thức nỗi nhớ quê…

Mảnh đất nghèo bên nớ bên ni
Ru các anh,  vỗ về... yên giấc ngủ
Thạch Hãn, Cổ Thành 81 ngày đêm lửa đỏ
Ai ngang qua không ngả mũ cúi đầu…

Đã qua rồi…
Anh ở bên ni Hiền Lương đêm mong ngày đợi
Em ở bên tê Bến Hải ngày đợi đêm trông
Hai ta chung tắm một dòng
Nước sông kia mát rượi … đôi lòng nóng ran…

Tháng 7 sẽ nhiều hơn các đoàn đến thăm
Về nghĩa trang Trường Sơn, Cổ thành Quảng Trị
Thắp nén hương thơm viếng các anh hùng, liệt sĩ
Gạt nước mắt vào trong để nhìn kỹ những dòng tên…


Ơi quê mình chẳng thể nào quên
Đất thép Vĩnh Linh…  mẹ nuôi con trong lòng đất
Bát nước chè xanh nặng tình người chân chất
Quảng Trị mình giàu nhất những nghĩa trang…

“Có nơi mô như ở quê mình
Nên ai đi xa cũng hoài nỗi nhớ”
Tên núi tên sông , đồi cây, ngọn cỏ
Máu các chị các anh nhuộm đỏ đất này


Trời vẫn xanh cao, đất vẫn dày
Sống mặt tiền, chết cũng mặt tiền đấy
Hãy dâng lên... những bông hoa vừa hái
Và nghĩ nhiều đến nấm mộ vô danh... 

Thanh Binh. Tháng 7/2014

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

VƯỜN CỦA NGỰA

Nhà Ngựa ở phố, chẳng có đất để làm vườn. Cụ hưu trí, hàng ngày ngoài việc dạo bộ ra biển; chơi blog, là chăm "vườn" rau của mình. Vài chục cái thùng xốp, kiếm đất đổ vào, thêm ít phân vi sinh, và hạt giống là có rau xanh cho cả nhà.
Mời mọi người cùng ngắm "vườn" nhé!
Cải vẫn non dưới nắng cháy ngày hè

Mùng tơi xanh cũng nhờ mặt trời đấy.

Rau muống hạt,cọng nhỏ thôi! Có thấy

Cải gieo rồi, phải đem cấy thưa ra...

Chen chúc nhau, thì thu hoạch bớt nha

Rau càng cua, trộn thịt bò ngon lắm đó!

Hai cây sưa bây giờ đang còn nhỏ
Tạm ươm vào trong đó để cùng chăm...

Ở bên này thêm mấy khóm rau sam

Vài thùng thôi rau dền trắng, dền đỏ

Bởi quá nắng, muốn gieo ngò (mùi) cũng khó
Nên tạm thời thay húng quế, rau thơm...

Rau lang vườn, đem nấu bát canh tôm

Kho cá đồng thái lá gừng vào nhé!


Cháu có ho, đừng quên chưng lá hẹ



Ớt chỉ thiên, là cây cũng dễ trồng... 

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang